117 lượt xem
Tác giả: Việt Hoàng
Anh em mới tập chơi phím cơ, nhưng không biết bắt đầu từ đâu ? Quá nhiều thông số ? Quá nhiều thông tin ?
Vậy thì đây sẽ là bài viết dành cho anh em. Mình sẽ chia bài này thành 2 phần.Ở phần đầu tiên này, mình sẽ chỉ cho anh em nhập môn cơ bản. Bao gồm Layout, Keycap và Switch. Đây đều là những yếu tố căn bản để tạo nên một sản phẩm Keybroad tuyệt vời mà anh em cần lưu tâm.
Trong đó Layout, tạm hiểu là kích thước hay bố cục phím. Keycap hay phần vỏ của từng phím. Và cuối cùng là Switch, bộ phận cơ học nằm bên dưới mỗi phím bấm, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đem lại cảm nhận cho người chơi.
Layout Fullsize sẽ là loại layout cơ bản, thông dụng và phổ biến nhất. Kích thước đầy đủ nên các hãng sản xuất có không gian để trang bị nhiều công nghệ hơn.( Hàng phím Macro, Media… hoặc thêm thắt Led…)
Tuy nhiên, Layout Fullsize thường sẽ đắt hơn khá nhiều so với những layout khác, cùng một mã sản phẩm. Nó cũng chiếm không gian sử dụng của các bạn nhiều hơn. Và không phù hợp cho những bạn có thói quen đem theo bàn phím để di chuyển không gian làm việc tới quán cafe hay thư viện.
Một loại Layout thứ 2 cũng vô cùng phổ biến là loại layout TKL (80%). Đây là loại layout cân bằng giữa hiệu năng và thiết kế. Do được tinh giản đi hàng phím Numpad nên giá thành cũng rẻ hơn tương đối và dễ tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng hơn.
Đặc biệt, nó sẽ phù hợp cho những bạn thường xuyên có thói quen di chuyển đem theo bàn phím ra ngoài tiệm Internet hay đơn giản là thay đổi không gian làm việc tới quán cafe, phòng đọc sách, …vân vân và mây mây…
Tuy được tinh giản kích thước nhưng TKL vẫn giữ nguyên được hàng phím F. Vì vậy, nó vẫn phù hợp với anh em Game thủ khi chúng ta chơi những tựa game MOBA hay FPS. (Thật ra là hầu hết các game trên thị trường hiện nay).
1.3.LAYOUT 60 (60%):
Một loại layout thứ 3, cực kỳ nhỏ gọn, cực kỳ tiện dụng nhưng cũng cực kỳ kén người dùng. Chính bởi đặc điểm “siêu gọn” mà các bạn có thể đem bỏ vào trong balo không lo bị chiếm diện tích.
Kiểu bàn phím có layout 60 này sẽ phù hợp với những bạn chỉ chuyên tâm gõ văn bản. Nhà sản xuất sẽ lược bỏ đi toàn bộ hàng phím F, cũng như là những hàng phím số để kích thước được gọn nhất có thể.
Tuy nhiên, khi mới mua kiểu bàn phím có layout dị này, bạn sẽ mất một khoảng thời gian để quen với layout và cả những tổ hợp phím của nó. Bởi khi nhà sản xuất đã cắt giảm bớt của các bạn đi hàng phím F thì đương nhiên sẽ bù lại những tổ hợp phím thay thế. ( Có trong sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm, anh em đừng đem bỏ đi nhé).
Keycap được thiết kế dày hơn cũng đem lại cho bạn cảm giác gõ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất đều cố ý cắt về giảm độ dày nhằm giảm giá thành sản xuất và tăng giá trị lợi nhuận.
+Ưu điểm:
Giá thành tốt, và dễ gia công
-Nhược điểm:
Khả năng chịu nhiệt kém, chống hao mòn không tốt, dễ bị bóng sau một thời gian sử dụng (Đặc biệt với những người dễ ra mồ hôi tay như mình).
+Ưu điểm:
Cứng cáp, chịu nhiệt cao, chống hao mòn cực kỳ tốt. Trải nghiệm gõ phím đem lại cảm nhận sướng tay và đã tai hơn so với các chất liệu nhựa khác.
Trước đây nhiều người nói keycap PBT khó xuyên LED so với ABS. Tuy nhiên, gần đây với sự phát triển của công nghệ in Doubleshot thì điều này không còn đúng nữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bộ Keycap PBT cho khả năng xuyên led cực tốt. Một trong số đó có thể kể đến như: Pudding PBT, iKBC PBT,…
-Nhược điểm:
Giá thành cao, khó tiếp cận với người dùng phổ thông. Bản thân nhựa PBT cũng chỉ được trang bị trên những bàn phím từ tầm trung đến cao cấp.
Keycaps có 2 lớp, lớp vỏ ngoài và lớp trong. Lớp trong sẽ làm nhiệm vụ thể hiện ký tự và là khung đỡ cho lớp vỏ ngoài. Trong khi đó lớp vỏ ngoài sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ và hiện thị màu sắc của keycap luôn. Công nghệ in này cho khả năng xuyên led rất tốt. Những bàn phím có led RGB thường được trang bị keycap sử dụng công nghệ in này. Dobleshot cũng giúp chống phai chữ tốt hơn và dùng được trên cả 2 loại nhựa ABS và PBT.
Nếu không tính về giá thành thì cách sản xuất này cũng cho chúng ta những keycap có độ sắc nét, độ tương phản cao, nhìn rất đã mắt.
2.3.2.DYE-SUB:
Sử dụng nhiệt để đưa màu in sâu vào phần lõi của Keycaps, công nghệ này cho ký tự hiển thị đẹp và màu tươi, bền, khó bay theo thời gian, tuy nhiên nó lại chỉ có thể sử dụng trên loại nhựa PBT mà thôi (Bởi ABS thì không chịu nhiệt độ cao). Cách sản xuất này cũng khai thác được tối đa đặc tính của nhựa PBT bởi đặc tính chịu nhiệt và hóa chất.
Cho cảm giác phản hồi kêu, có tiếng clicky cực kỳ sướng tay và đã tai, loại switch này cũng được nhiều người mới chơi phím cơ lựa chọn, tuy nhiên cảm giác này sẽ phải đánh đổi lại bằng việc nó sẽ phát ra tiếng ồn, đôi khi có thể gây khó chịu cho những người xung quanh. Loại switch này không thích hợp để bạn sử dụng ở những nơi làm việc mà mọi người đang cần sự tập trung hoặc những nơi thư giãn cần sự yên tĩnh nên cân nhắc vì rất có thể bạn sẽ làm phiền họ.
Cho cảm giác phản hồi trơn tuột, mịn. Tuy nhiên phần lớn người dùng lại không chọn loại switch này bởi nó không cho lại cảm giác phản hồi tốt.
Cho cảm giác phản hồi, có sức bật và khựng cực kỳ sướng tay, âm thanh cũng ở mức vừa phải không như các switch Clicky nên mình cho rằng đây là kiểu switch cân bằng và đa dụng nhất đối với nhiều người sử dụng.
OK. Vừa rồi là toàn bộ những đường cơ bản mà anh em cần lưu tâm khi mới nhập môn phím cơ. Mình sẽ còn có thêm một bài viết nữa để nói rõ thêm về những yếu tố nâng cao hơn (kiểu dân chuyên) mà anh em chắc chắn sẽ phải để ý tới khi muốn đi sâu vào bộ môn “Mai thúy nhựa” này !!!
Anh em có thể tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm phím cơ cao cấp của 16Play tại đây Hẹn gặp lại anh em ở bài viết sắp tới. Nếu thấy hay hãy like và share bài viết này để ủng hộ team mình trong thời gian đầu có thêm động lực ra thêm những content chất lượng hơn phục vụ anh em nha ! Xin cảm ơn ^^
Bình luận trên Facebook