Mô tả sản phẩm
Tác giả: Việt Hoàng
16REVIEWS
ĐÁNH GIÁ LOA Harman Kardon Onyx Studio 7
Bạn đang tìm kiếm một sản phẩm âm thanh để trang trí cho góc Gaming setup. Vậy thì mình sẽ recommend cho các bạn vài mẫu loa. JBL Pulse 4, Soundstick 3,4 hoặc Onyx Studio 7. Chờ chút, nếu như bạn có những định kiến không không tốt lắm về ngoại hình của những chiếc Onyx tiền nhiệm. Trông có vẻ giống cái túi xách thời trang và hợp với nữ giới hơn. Vậy thì ở phiên bản thứ 7 này. Onyx đã được thay đổi về mặt thiết kế. Bây giờ thì trông nó giống một hành tinh với vành đai tiểu hành tinh xung quanh. Mặc dù là một chiếc loa Bluetooth dùng cho việc di chuyển. Nhưng cá nhân mình lại thấy nó hợp để trang trí cho góc làm việc. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem những cái tiến mới của sản phẩm năm nay nhé !
NGOẠI HÌNH
Không hề tệ một chút nào. Đúng như mình nghĩ. Thiết kế này rất phù hợp để làm trang trí trong phòng khách, phòng ngủ. Ngay ở Studio của 16play hiện tại, chỉ có 3 mẫu loa mình dùng trang trí. Một là Marshall, hoặc Pulse của JBL và bây giờ là Onyx 7 này. Các bạn nên để chéo chéo sát góc tường, trông rất đẹp. Nhìn từ xa nó giống sao thổ với phần vành đai tiểu hành tinh xung quanh.
Cá nhân mình trước đây không thực sự thích những phiên bản trước đó. Trông chúng giống túi xách, mềm mại và có phần nữ tính. Phần vải loa, nay đã có chút khác biệt. Bạn sờ có thể cảm nhận được ngay. Mịn và đẹp hơn tương đối. Cả dưới phần loa và phần đáy khung kim loại đều có lớp cao xu tương đối dày và cứng để cố định loa khi “nổ bass”.
Cân nặng khoảng 3,295kg (~3,3kg), chấp nhận được cùng khả năng kháng nước. Các bạn lưu ý rằng kháng nước chứ không phải “lặn dưới nước”. Một lượng nước ở mức độ nào đó thôi, sản phẩm nào cũng vậy hết.
CẤU HÌNH
Phía trên đỉnh, vẫn là những nút điều hướng cơ bản. Power, Pause, Backward, Forward, Bluetooth đủ cả. Phía dưới mặt lưng là phần cổng kết nối nguồn, AUX và một cổng USB-C. Không sạc bằng USB-C thì cũng được nhưng một điểm nữa mình thấy hơi buồn cười, đó là Bluetooth 4.2. Thật ra thì nó cũng không có khác biệt nhiều so với việc dùng Bluetooth 5.x. Nhưng như mình đã nói. Nay là 2021 mà nhỉ ?
Được trang bị một loa Woofer chính đường kính 120mm và 2 loa Tweeters nhỏ hơn với đường kính 25mm. Công suất 50W là khi vừa dùng vừa cắm nguồn. Điều này có nghĩa là công suất sẽ nhỏ hơn tương đối nếu không cắm nguồn.
PIN
Sạc đầy mất 5 tiếng và bạn có thể chơi nhạc liên tọi 8 tiếng lận. Vấn đề là con số 8 tiếng này còn phải phụ thuộc vào việc bạn để mức âm lượng như thế nào và chơi thế loại nhạc ra sao.
TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Dải âm Bass, mình có cảm giác chắc và sâu hơn tiền nhiệm. Còn lại thì cũng tương đối giống nhau. Tuy nhiên Studio 6 cho chất âm sáng hơn đôi chút bởi vì dải cao của nó khá sắc nét, và có phần nào đó (không nhiều) nhưng ổn hơn. Mình không xạo đâu! Mình sẽ giải thích kỹ thuật cho các bạn. Phần dải cao của Studio 7 được thể hiện bởi 1 cặp Tweeter, xuất ra 2 kênh âm thanh trái và phải riêng biệt. Còn trên Studio 6, nó chỉ có một Tweeter. Do vậy âm dải cao sẽ tập trung chỉ tại 1 nguồn phát này mà thôi. Dải cao của Onyx Studio 7 có phần tương đồng với Studio 5. Nhưng nó khác ở hiệu ứng Stereo, cũng chính nhờ cặp Tweeter trái phải này.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.